Tư Vấn Tài Chính

Nơi tư vấn tài chính cho công dân Việt Nam

Top 4 ngân hàng cho vay nợ xấu NHANH CHÓNG NHẤT 2023

12 min read

Nợ xấu là một trường hợp mà không ai muốn mắc phải. Tuy nhiên, vẫn có những lúc ta không may hoặc sơ ý để dính nợ xấu. Nếu bạn thắc mắc rằng nợ xấu thì vay được những ngân hàng nào, thì câu trả lời là vẫn còn các ngân hàng cho vay nợ xấu sau đây. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem đó là những ngân hàng nào.

Danh sách ngân hàng cho vay nợ xấu

Shinhan Bank hỗ trợ nợ xấu với mức lãi suất hấp dẫn

Ngân hàng Shinhan Việt Nam đi vào hoạt động vào năm 2008, đây là một ngân hàng thuộc Tập đoàn tài chính Shinhan đến từ Hàn Quốc. Shinhan Bank đã trở thành một trong năm ngân hàng đầu tiên với 100% vốn nước ngoài được cấp phép thành lập tại Việt Nam.

Vậy SHB có hỗ trợ nợ xấu không? Shinhan Bank cũng là một trong số ít ngân hàng cho vay nợ xấu tại Việt Nam. Nếu khách hàng có nợ xấu với các gói vay theo lương, vay theo hóa đơn Internet, truyền hình cáp hoặc hóa đơn điện nước thì SHB vẫn cho khách hàng vay nợ xấu với hạn mức có thể lên đến gần 100 triệu tùy theo mức độ. 

Tuy nhiên, các gói vay này chỉ áp dụng cho những người có độ tuổi từ 20-59 và có mức thu nhập trên 4 triệu/tháng. Đồng thời người vay phải có hộ khẩu tại nơi có chi nhánh Shinhan Bank. Mức lãi suất vay nợ xấu tối thiểu của Shinhan chỉ từ 13%/năm, trong đó mức lãi suất vay mua nhà thấp nhất chỉ 8,2%/năm. Đây là mức lãi suất khá ưu đãi so với các ngân hàng cho vay nợ xấu trong nước nhưng thời gian thẩm định của ngân hàng này lại lâu hơn. 

Shinhan Bank là ngân hàng cho vay nợ xấu hỗ trợ mức lãi suất hấp dẫn
Shinhan Bank hỗ trợ nợ xấu với mức lãi suất hấp dẫn

Citibank – Hỗ trợ nợ xấu với kỳ hạn vay linh hoạt

Ngân hàng Citibank Việt Nam là một trong những chi nhánh của ngân hàng quốc tế lớn tại Việt Nam. Citibank mở văn phòng đại diện đầu tiên tại Hà Nội vào năm 1993 sau đó mở tiếp chi nhánh ở TP. HCM vào năm 1998. Ngân hàng hiện đang cung cấp các dịch vụ về tài chính như ngân hàng doanh nghiệp và đầu tư, quản lý dòng tiền, thanh toán quốc tế, ngân hàng thương mại, ngân hàng bán lẻ, chứng khoán và các dịch vụ giao dịch khác.

Citibank là một trong các ngân hàng cho vay nợ xấu nhưng chỉ với khách hàng đang đi làm công ty, có hộ khẩu và đang sinh sống tại TP. HCM. Điều kiện kèm theo khi vay nợ xấu Citibank là phải kèm theo lương giao dịch chuyển tiền trên 7,5 triệu/tháng và có đánh giá và thẩm định nhà, gia tài để địa thế căn cứ xét duyệt. Lãi suất cho vay của ngân hàng cho vay nợ xấu này từ 13.8%/năm (hoặc 24%/ năm trên dư nợ giảm dần) với kỳ hạn vay linh hoạt từ 24 đến 48 tháng. Sau đây là một số thông tin thêm về các chương trình vay theo lương của Citibank:

  • Vay tín chấp mua nhà: 18%/năm;
  • Vay chi phí đám cưới: 24%/năm’
  • Vay chi phí sinh con: 24%/năm;
  • Vay chi phí y tế: 24%/năm;

VPBank có hỗ trợ nợ xấu không? 

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) là một trong những ngân hàng tư nhân hàng đầu Việt Nam. Ngoài ra VPBank còn thuộc top những ngân hàng cho vay nợ xấu lâu đời nhất Việt Nam, từ lâu đã chứng minh độ uy tín và năng lực tài chính ổn định của mình. 

Trường hợp không may gặp phải nợ xấu, khách hàng vẫn có thể vay vốn tại VPBank. Nếu như khoản nợ xấu thuộc nhóm 3 thì ngân hàng yêu cầu khoản vay đó phải là vay thế chấp dưới 100 triệu, lịch sử nợ xấu đã qua 12 tháng kể từ ngày trả nợ thì VPBank mới hỗ trợ cho vay nợ xấu. Mức vay tiêu dùng tín chấp cá nhân của ngân hàng cho vay nợ xấu này chỉ từ 14%/năm với thời hạn vay đa dạng từ 9 tháng đến 48 tháng. VPBank còn có một số chương trình vay ưu đãi khác như sau: 

  • Vay tín chấp dành cho giáo viên: 17%/năm;
  • Vay tín chấp hộ kinh doanh: 20%/năm;
  • Vay tín chấp khách hàng hiện hữu: 16%/năm.
App Cake
VPBank thuộc top những ngân hàng cho vay nợ xấu lâu đời nhất Việt Nam

VIB một trong những ngân hàng cho vay nợ xấu nổi tiếng hàng đầu Việt Nam 

Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam VIB là một trong những ngân hàng nổi tiếng nhất Việt Nam. Hiện nay VIB đã có hơn 160 chi nhánh và phòng giao dịch tại 27 tỉnh thành phố khắp cả nước. Vậy ngân hàng VIB có hỗ trợ nợ xấu không?

Câu trả lời là có. VIB là một trong số ít các ngân hàng cho vay nợ xấu. Tuy nhiên, khác với những ngân hàng cho vay nợ xấu khác trong danh sách thì VIB có chính sách vay vốn rất khắt khe và đòi hỏi nhiều điều kiện ngặt nghèo. Trong đó, VIB chỉ cho phép hỗ trợ vay vốn cho khách hàng có nợ xấu nhóm 1 và 2, đối với nhóm 3 thì phải sau 2 năm mới có thể vay trở lại với mức vay từ 16%/năm. Với nhóm 4 và 5 thì hoàn toàn không được hỗ trợ vay vốn. Bù lại, nhiều chương trình vay khác của VIB có mức lãi suất khá ưu đãi, chẳng hạn như lãi suất vay mua nhà chỉ có 6,09%/năm với thời hạn vay lên đến 25 năm.

Hướng dẫn cách mở thẻ VIB online nhanh chóng và tiện lợi

Bảng tham khảo lãi suất vay của các ngân hàng cho vay nợ xấu

Đơn vị: %/nămShinhan BankCitibankVPBankVIB
Lãi suất tối thiểu 1313.81416

Vướng phải nợ xấu sẽ gặp phải khó khăn gì?

Như bạn đã thấy, dù vẫn có ngân hàng cho vay nợ xấu thế nhưng quy trình kiểm định sẽ rất lâu và khó khăn. Không những thế, nợ xấu còn có thể mang đến cho bạn nhiều khó khăn khác liên quan đến vấn đề tài chính. Những khó khăn này ảnh hưởng đến cả cá nhân và doanh nghiệp mắc nợ xấu.

Thông tin nợ xấu của bạn sẽ được ghi lại toàn bộ trên hệ thống CIC từ 3 đến 5 năm. CIC là viết tắt của Trung tâm Thông tin Tín dụng, một tổ chức của ngân hàng nhà nước Việt Nam. CIC có chức năng thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng của cá nhân hoặc tổ chức nhằm phục vụ cho nhiều hoạt động khác nhau. Khi thực hiện giao dịch mở thẻ tín dụng, mở tài khoản vay hoặc mua trả góp tại ngân hàng, ngân hàng sẽ tiến hành kiểm tra thông tin nợ xấu của khách hàng trên hệ thống CIC. 

Nhiều người thắc mắc rằng MB Bank có cho hỗ trợ nợ xấu không hay Vietcombank có hỗ trợ nợ xấu không, thì rất tiếc, câu trả lời là không. Đương nhiên rằng, khi mắc phải nợ xấu thì bạn không thể tiếp cận được các nguồn vay khác. Đối với nợ khó đòi nhóm 3, 4, 5 thì sẽ phải đợi đến 5 năm, có ngân hàng quy định là 10 năm sau khi thanh toán khoản nợ xấu mới có thể xem xét cho vay trở lại. Thậm chí rằng không hề có các ngân hàng cho vay nợ xấu nhóm 5. Đồng thời, ngân hàng sẽ không cấp hạn mức thẻ tín dụng cho người dính nợ xấu.

Mắc phải nợ xấu còn có nguy cơ gây ảnh hưởng đến tài sản và thậm chí là cả gia đình người mắc nợ xấu. Người thân của người dính nợ xấu có thể cũng bị từ chối mở khoản vay hay đăng ký mua trả góp. 

các hình thức vay tiền

Cách tra cứu nợ xấu

Việc mắc phải nợ xấu đôi khi đến từ sự bất cẩn của chủ nợ, vì thế nên để tránh tình trạng này chúng ta cần phải kiểm tra khoản nợ của bản thân thường xuyên xem đã tới hạn trả chưa. Có hai cách để kiểm tra nợ xấu đó là kiểm tra thông qua website Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam CIC hoặc kiểm tra bằng ứng dụng CIC trên thiết bị di động. Các ngân hàng cho vay nợ xấu cũng sẽ kiểm tra thông tin bạn từ hệ thống này.

Đối với cách kiểm tra thông qua website: Truy cập vào CIC https://cic.gov.vn/#/register và thực hiện đăng ký tài khoản theo hướng dẫn. Hệ thống sẽ gửi mã OTP về số điện thoại đăng ký để xác minh, sau đó nhân viên CIC sẽ gọi điện để xác thực thông tin thông qua hình thức hỏi – đáp. Khi tạo tài khoản thành công, thông tin đăng ký sẽ được gửi về Email của bạn. Đăng nhập vào hệ thống CIC và kiểm tra lịch sử tín dụng tại mục “Thông tin cá nhân” trên website.

CIC cũng đã hỗ trợ ứng dụng trên hai hệ điều hành Android và IOS. Bạn chỉ cần làm theo các bước sau:

Sau khi đã thực hiện một trong hai cách trên, bạn sẽ nhận được các thông tin bao gồm: điểm tín dụng cá nhân, số nợ đang có, nợ xấu, lịch sử tín dụng và các quan hệ tín dụng. Những thông tin này sẽ giúp bạn quản lý các khoản nợ tốt hơn, trả nợ đúng hạn và tránh được các khoản nợ xấu gây ảnh hưởng.

Bài viết đã giới thiệu đến bạn những ngân hàng cho vay nợ xấu cũng như cách kiểm tra xem bản thân có mắc phải nợ xấu không. Mong rằng qua bài viết này, bạn có thể giải quyết được phần nào khó khăn của mình. Ngoài ngân hàng cho vay nợ xấu, còn một phương pháp vay khác đó là vay nợ xấu thông qua các công ty tài chính. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tại bài viết tiếp theo nhé.

Đánh giá bài viết
DMCA.com Protection Status