Tư Vấn Tài Chính

Nơi tư vấn tài chính cho công dân Việt Nam

Bảo hiểm y tế là gì? Lợi ích của BHYT không phải ai cũng biết tường tận

7 min read

Rất nhiều người tham gia bảo hiểm y tế nhưng không hiểu rõ quyền lợi của mình được hưởng khi tham gia đóng bảo hiểm y tế. Bài viết này sẽ cung cấp đến bạn đọc những thông tin chi tiết nhất về chính sách và quyền lợi trong bảo hiểm y tế mà Nhà nước đã quy định. Hãy cùng theo dõi nhé!

1. Bảo hiểm y tế là gì?

Theo khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung 2014: Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

Để dễ hiểu hơn, bảo hiểm y tế là loại hình bảo hiểm thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Theo đó, người mua bảo hiểm y tế được chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí khám, điều trị và phục hồi sức khỏe nếu chẳng may xảy ra tai nạn, hay ốm đau.

 

Tham gia bảo hiểm y tế để nhận được quyền lợi về khám chữa bệnh
Tham gia bảo hiểm y tế để nhận được quyền lợi về khám chữa bệnh

2. Lợi ích của bảo hiểm y tế

Khi tham gia bảo hiểm y tế, người tham gia sẽ được hưởng những chế độ và quyền lợi sau:

  • Lựa chọn cơ sở y tế khám chữa bệnh gần nơi công tác hoặc nơi cư trú theo hướng dẫn của Cơ quan Bảo hiểm Xã hội để đăng ký khám bệnh và chữa bệnh ban đầu. Đồng thời, được thay đổi nơi đăng ký ban đầu vào đầu mỗi quý.
  • Được giảm chi phí khám, chữa bệnh: Tùy vào từng đối tượng và tình hình bệnh tật, tai nạn… mà người tham gia bảo hiểm y tế sẽ được miễn phí hoàn toàn hoặc được chi trả một phần chi phí điều trị, chi phí khám chữa bệnh ở những cơ sở y tế công cộng.

Mức giảm chi phí khám chữa bệnh sẽ phụ thuộc vào những đối tượng sau:

2.1. Trường hợp, khám, chữa bệnh đúng tuyến:

Người bệnh được hỗ trợ chi trả chi phí khám bệnh theo các mức 80%, 95% hoặc 100% tùy vào từng đối tượng khác nhau.

    • 100% chi phí KCB đối với đối tượng: Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan; Người có công cách mạng; Trẻ em dưới 6 tuổi; chi phí KCB đối với trường hợp chi phí cho một lần KCB thấp hơn 15% mức lương cơ sở (lương tối thiểu chung) và KCB tại tuyến xã;
    • Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng; Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, đặc biệt khó khăn.
    • 95% chi phí KCB đối với đối tượng: Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; Người thuộc hộ gia đình cận nghèo; Thân nhân người có công với cách mạng.
    • 80% chi phí KCB đối với các đối tượng khác.

2.2. Trường hợp khám, chữa bệnh trái tuyến:

    • 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương;
    • 60% chi phí điều trị nội trú đến ngày 31/12/2020;
    • 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/2021 tại bệnh viện tuyến tỉnh;
    • 100% chi phí tại bệnh viện tuyến huyện;

3. Đối tượng nào nên mua bảo hiểm y tế?

3.1. Các nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc

Căn cứ Chương I, Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về nhóm 06 đối tượng tham gia BHYT bao gồm:

    • Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng;
    • Nhóm do cơ quan BHXH đóng;
    • Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng;
    • Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng;
    • Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình;
    • Nhóm do người sử dụng lao động đóng;
Nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện
Nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện

3.2. Nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện

Hiện nay, căn cứ vào Nghị định 146/2018/NĐ-CP được ban hành 17/10/2018 chính thức có hiệu lực từ 01/12/2018 những đối tượng không thuộc diện tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc nêu trên mới được tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện.

Như vậy nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện đã thu hẹp hơn trước thay vào đó chuyển sang đối tượng bắt buộc tham gia.

3.3. Mức đóng bảo hiểm y tế

Căn cứ theo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung 2014, Nghị định 105/2014/NĐ-CP quy định chi tiết về mức đóng bảo hiểm y tế bao gồm:

    • Mức đóng BHYT thuộc nhóm 3 đối tượng:

Đối với 3 nhóm đối tượng do người lao động và người sử dụng lao động đóng, nhóm do Quỹ bảo hiểm xã hội đóng và nhóm do ngân sách Nhà nước đóng thì mức đóng BHYT là 4,5% tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng.

    • Mức đóng nhóm hộ gia đình:

Người thứ nhất: đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở;
Người thứ 2: đóng bằng 70% mức đóng của người thứ nhất;
Người thứ 3: đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất;
Người thứ 4: đóng bằng 50% mức đóng của người thứ nhất;
Từ người thứ 5: trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Mức đóng hộ gia đình
Mức đóng hộ gia đình
    • Nhóm do Ngân sách nhà nước đóng:

Người thuộc hộ gia đình cận nghèo nhận mức hỗ trợ tối thiểu là 70% TLCS
Học sinh, sinh viên nhận mức hỗ trợ tối thiểu là 30% TLCS.
Hộ gia đình làm nông, lâm, ngư, diêm, nghiệp có mức thu nhập trung bình nhận mức hỗ trợ tối thiểu là 50% TLCS.

Trên đây là những thông tin về bảo hiểm y tế mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng rằng, bài viết này cùa TUVANTAICHINH sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quyền lợi và trách nhiệm của mình khi tham gia bảo hiểm. Chúc bạn có giây phút thư giãn thật tuyệt!

Đánh giá bài viết
DMCA.com Protection Status