Tư Vấn Tài Chính

Nơi tư vấn tài chính cho công dân Việt Nam

Đừng vội gửi tiền tiết kiệm khi không biết cách tính lãi suất ngân hàng

6 min read

Khi gửi tiết kiệm yếu tố cần quan tâm đến chính là cách tính lãi suất ngân hàng, tùy vào từng ngân hàng sẽ có mức lãi suất khác nhau.

Lãi suất ngân hàng được nhà nước quy định, do ngân hàng đưa ra, và có thể thay đổi theo từng thời điểm nhất định. Cách nắm bắt rõ nhất số tiền sinh lời mà bạn mong muốn có khi gửi tiết kiệm là tính lãi suất. 

Đừng vội gửi tiền tiết kiệm khi không biết cách tính lãi suất ngân hàng

Cách tích lãi suất ngân hàng có kỳ hạn và không kỳ hạn

Đối với gửi tiền không kỳ hạn, bạn có thể rút tiền bất cứ khi nào không cần báo trước. Công thức tính lãi suất như sau:

Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%/năm) x số ngày thực gửi / 360

Đối với gửi tiền có kỳ hạn, thời gian gửi tiết kiệm được cố định theo tuần, tháng, quý hay năm tùy vào nhu cầu của mỗi khách hàng.

Thời hạn gửi tiền lâu, lãi suất cũng theo đó tăng lên, bạn có thể áp dụng công thức sau:

Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%năm) x số ngày gửi/360.

Hoặc

Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%năm)/12 x số tháng gửi.

Hiện nay, các ngân hàng đã hỗ trợ các công cụ tính toán, giúp khách hàng tính lãi suất ngân hàng tiết kiệm nhanh chóng, chính xác.

Giải đáp những thắc mắc xoay quanh lãi suất tiết kiệm

Hầu hết các ngân hàng sẽ tiếp tục tái tục (tiếp tục thủ tục gửi tiết kiệm) đối với khoản tiền lãi cộng thêm tiền gốc và áp dụng mức lãi suất mới tại thời điểm tái tục. 

Hoặc nếu kỳ hạn tiết kiệm của bạn đã hết áp dụng, thì ngân hàng sẽ tự động tái tục theo kỳ hạn ngắn hơn kỳ hạn ban đầu.

Lãi suất tiết kiệm tăng theo từng kỳ hạn, công thức tính là: 

Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%/năm) x Số ngày thực gửi/360.

Bạn đang tiết kiệm một số tiền có kỳ hạn nhưng cần rút tiền trước thời hạn, cách tính lãi suất sẽ như thế nào?

Trường hợp rút tiền trước thời hạn thì tiền lãi sẽ tính như lãi suất không thời hạn, thường rất thấp và dưới 1%. Số ngày hưởng lãi suất được tính từ ngày đầu tiên của kỳ hạn cho đến ngày rút tiền. 

Công thức tính sẽ là:

Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất không kỳ hạn(%/năm) x số ngày thực gửi/360.

Ví dụ số tiền tiết kiệm là 100 triệu đồng, gửi kỳ hạn 1 năm, lãi suất là 7%/năm, vậy tiền lãi sau 1 năm tất toán sẽ là 7 triệu đồng, nhưng đến tháng thứ 10 cần rút tiền và lãi suất không kỳ hạn là 0.1%.

Tiền lãi trước kỳ hạn: 100.000.000 x 0.1% x 300 /360 = 833,333 nghìn đồng

Vậy bạn bị lỗ rất nhiều so với khi đến hạn tất toán.

Có cách nào tất toán mà không phải ra quầy giao dịch không?

Ngân hàng làm việc giờ hành chính, bạn không có thời gian do công việc bận rộn, giải pháp lúc này là gửi tiết kiệm online. Gửi tiết kiệm thông qua Internet Banking hay Mobile Banking giúp bạn chủ động hơn, tất toán tiết kiệm online mà không cần đến ngân hàng. Và lãi suất tối ưu giúp bạn tiết kiệm thông minh.

Đừng vội gửi tiền tiết kiệm khi không biết cách tính lãi suất ngân hàng

Lợi ích khi biết cách tính lãi suất ngân hàng

Lãi suất ngân hàng là một trong những yếu tố quan trọng để quyết định bạn sẽ gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng nào.

Vì thế, trước khi quyết định chọn ngân hàng nào, biết cách tính lãi suất sẽ giúp bạn biết được số tiền lãi giữa các ngân hàng. 

Biết cách tính lãi suất tiết kiệm ngân hàng sẽ giúp bạn xác định được số lãi mình nhận được, từ đó so sánh lợi ích giữa các gói tiết kiệm để có sự lựa chọn phù hợp.

Một lợi ích khác của phép tính lãi suất đó là giúp bạn kiểm soát cũng như dự trù được số tiền tiết kiệm.

Nhờ phép tính nhỏ, bạn sẽ chủ động hơn trong các dự định tài chính cũng như dự tính khi nào bạn có thể rút tiết kiệm đó với tiền lãi cao nhất.

Đừng vội gửi tiền tiết kiệm khi không biết cách tính lãi suất ngân hàng
Đừng vội gửi tiền tiết kiệm khi không biết cách tính lãi suất ngân hàng

Trên đây là những hướng dẫn về cách tính lãi suất ngân hàng và giải đáp những thắc mắc xoay quanh lãi suất tiết kiệm. Tùy vào từng ngân hàng sẽ có lãi suất khác nhau, có thể dự tính được số tiền lãi bạn sẽ chủ động hơn khi gửi tiết kiệm. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn. Nếu bạn có thắc mắc nào khác về vấn đề ngân hàng thì bạn có thể tham khảo từ TƯ VẤN TÀI CHÍNH nhé.

Đánh giá bài viết
DMCA.com Protection Status